Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Phòng và chữa bệnh tiêu chảy cho chim vành khuyên

1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
- 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
- 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Ampicilin;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh.
Cách chữa :
- 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
- Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong
Ghi nhớ :
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .

 Nguyên nhân và phòng ngừa
Chim khuyên bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như bị nhiễm vi khuẩn, E.coli và những nguyên nhân tổng hợp phải chích ngừa bằng vaccin hay điều trị bằng kháng sinh mới khỏi, và phòng ngừa bằng cách vệ sinh, khử trùng lồng nuôi nhốt, khử khu vực tập trung chim để duy trì sức khỏe của chim .
Ngoài ra còn có các nguyên nhân tưởng như không có gì ăn nhập mà cũng có thể gây bệnh tiêu chảy cho chim, chim bị “ Sốc “ mà phản ứng lại bằng tiêu lỏng .
- Do ăn uống, chim ăn thức ăn bị chua mốc, nước uống bị thối, thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn quá bổ hoặc thiếu chất, đói no thất thường như bỏ đói bỏ khát .
- Do kém vệ sinh, chim thiếu tắm nước, tắm nắng, lồng nuôi nhốt không vệ sinh, ô nhiễm môi trường do bụi bậm, khí độc hại .
- - Do khí hậu, đem chim từ vùng này qua vùng khác có khí hậu khác nhau, để chim ngoài trời ngoài sương, để chim dưới mái tole hay phòng có máy lạnh .
- Do môi trường, chuyển chỗ ở chim từ yên tĩnh qua ồn ào, gần chợ, gần đường xá đông người qua lại, gần chó mèo, chuột thằn lằn quấy phá .
- Do suy kiệt, cho chim tắm chiều tối bị cảm lạnh, hay tắm nắng gắt lâu bị cảm nắng, cho chim thức khuya không trùm lồng cho chim ngủ sớm, thi đấu hót sáng chiều thiếu nghỉ ngơi ăn uống, chim đang thay lông thiếu chăm sóc bị suy .

1. Liều phòng bệnh cho chim khuyên :
- 50mg chloraphénicol hoặc Teramycine;
- 1 lít nước chín
Cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày .
2. Tiêu độc, tẩy trùng :
Dùng thuốc sát trùng phổ thông để diệt khuẩn, virur, nấm mốc, ngừa cảm cúm H5N1 có thể dùng thuốc bột Solamid hay Biodin 10g pha với nước phun xịt lồng và pha nước cho chim tắm .
Kết luận
Chim vành khuyên rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, làm cho người nuôi bận tâm rất nhiều. Con chim đang líu lo bỗng dưng im bặt, chim mình nuôi mà không nghe hót hỏi làm sao mà không buồn . Tóm lại chim vành khuyên bị bệnh do bị sốc, bởi thay đổi chủ nuôi, thay đổi bột đột ngột . Vì vậy khi mua chim khuyên nên xin bột cũ chim đang ăn, hỏi thành phần chế biến hoặc nhãn hiệu người bán .
Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn .
Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa .
Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn !

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Dấu hiệu chim vành khuyên thay lông


Ngoài tự nhiên mùa chim vành khuyên thay lông bắt đầu vào khoảng tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 dương lịch (có dao động chút ít). Nhưng với chim nuôi trong lồng thì lại là chuyện khác. Có những con thay lông rất sớm hoặc rất muộn. Cá biệt có con chẳng phải mùa thay lông, chúng vẫn cứ thay.(bởi sức khoẻ của chúng phụ thuộc vào người nuôi rất nhiều).
Cho nên ta cần biết một số phương pháp sau, để nhận ra dấu hiệu khi chúng sắp thay lông.

+Phân lỏng : ứng với chim thuộc. Khi chim đang căng mà thấy dấu hiệu chim đi phân lỏng có nghĩa là lửa trong người nó đã hết và sắp sửa bắt đầu thay lông, nhưng dấu hiệu này chưa phải là dấu hiệu đặc trưng
+Lông xuống màu : khi bạn nuôi quen 1 chú chim, đảm bảo bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu này ngay. Với những chú lông vàng óng ả thì bạn sẽ lập tức nhận thấy màu lông của nó xỉn đi trông thấy
+Vỡ vành mắt : Đây là dấu hiệu rõ nhất của chim thay lông, lúc chim căng bạn để ý thấy họa của nó rất dày và "bống" lên (tức là gồ cao hơn so với đầu ). Khi chim thay lông, vành mắt trở lên lem nhem và mỏng đi rất nhiều
+Có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước.
+Và chú chim ít líu đi trông thấy, thậm chỉ có chú kể cả kêu cũng ít đi.



Thay lông điểm: Thường những chú thay lông điểm là những chú đang trong giai đoạn có lửa. Hiện tượng thay lông điểm xảy ra vì những chú chim trong đợt thay lông trước, có những sợi chưa thay hết. Có đến 99% những chú thay lông điểm không có gì đáng ngại. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt giữa thay lông điểm và chim yếu quá, mọc lông rồi lại rụng. Cách chữa trị hiệu quả là thả vào lồng tập thể cho nó sống với đồng loại,
 khoảng 3 hoặc 4 tháng sau tách ra thường thì chú chim sẽ đẹp lại.


Thay lông bất thường :
Đây là hiện tượng rối loại trong cơ thể, thay lông bất thường thường là do 1 số lý do sau :
Chim bị hoảng quá.
Chim bị ốm , trúng gió.
Chim bị các biện pháp công kích, đổi cám, đổi chế độ chăm sóc quá đột ngột.
Chế độ làm cám không hợp lí.
Chúng ta cần phải xác định các nguyên nhân 1 cách cụ thể thì mới có thể đưa ra các phương án thích hợp. Khi giải quyết được các lí do này, 1 thời gian nó sẽ trở lại bình thường và nếu bạn nuôi ổn định thì kỳ thay lông sau nó sẽ thay đúng vụ.


Cách để chim rũ hết lông:
Tham khảo:
+cho chim ăn thêm nhiều hoa quả mát, sẽ thay lông nhanh.
+Cho ăn hoa quả, bỏ hẳn cám, trùm khăn lồng ướt đặt vào chỗ tối.
Nhưng cái gì cũng nên có mức độ của nó! Đối với 1 chú chim khỏe, thường rụng lông chậm hơn và lên lông nhanh hơn so với những chú chim yếu. Việc duy trì 1 chế độ phù hợp có lẽ là cách chim để chim thay lông nhanh nhất. Nếu chế độ ổn định khoảng 2 - 2,5 tháng là chú chim sẽ xong xuôi 1 bộ lông, và đấy là cách các bạn lên làm.

Các giai đoạn chăm sóc chim vành khuyên


Khi 1 chú chim đến ngưỡng của nó, thì nó chẳng sợ con nào cả. Cái khó là làm thế nào để chú chim căng kịch mà không dùng cám tàu (loại cám kích - chim mau líu nhưng cũng mau xuống). Đồng thời điều chỉnh chế độ nuôi của từng giai đoạn trong năm, để duy trì được chú chim 1 cách lâu dài.
Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên sống thì không có gì đáng quan tâm. Nhưng chơi để cho đáng ra chơi, thì là một vấn đề lớn. (Ở đây tôi sẽ chỉ bàn tới thú chơi thuần tuý). Bởi chơi chim không chỉ của riêng ai, không dành riêng cho một tầng lớp, một
địa vị nào cả. Chỉ cần bạn có đam mê, có nhiệt huyết. Như vậy thôi là đủ bạn ạ! Đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng !
Quay trở lại về vấn đề đang bàn…


Trước hết là chế độ nuôi chim xuống lông và mọc lông:
Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được. Thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế cái chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và khoẻ, cùng với các biện pháp đề phòng gió máy.

+ Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).
+ Để đề phòng gió thì nên để những nơi có độ ẩm cao một chút. Yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim.Lúc này nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ xung mạnh mẽ, cám có thể tăng thêm trứng (đối với cám đậu xanh) và những  thực  phẩm có tính mát. Hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tắm nước trong 1 tuần lên. Cũng như các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm (phải sang lồng tắm) Khi đó, làm vệ sinh lồng cho sạch sẽ. Tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
 Khi chim bắt đầu lên lông trở lại, cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa . Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta không nên cho chim ở cạnh những chú khác căng quá,
vì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nó.

Chế độ nuôi chim khi bắt đầu vào lửa :
Trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông, đây là quãng thời gian chim bắt đầu vào lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kích chim có lửa. Chính vì thế chúng ta nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như : bột tép , đường , bột sâu khô…(riêng với bột sâu khô : cho ít ,vì bột sâu khô tính nóng). Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa .

Chế độ nuôi chim khi căng lửa :
Đây mới là thời gian nuôi khó nhất .Chúng ta sẽ có 2 mục cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt. Rất khó để nói chính xác bởi mỗi con chim có cái ngưỡng và thể trạng riêng của nó, không con nào như con nào. Dưới đây chỉ là những gì mang tinh chất tham khảo. Điều này cũng là cái khó, nhưng đồng thời chính lại là cái cuốn hút đối với người chơi chim.

+ Về dinh dưỡng
 Chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn cho việc hót, nếu để ý các bạn có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con. Một điều cần chú ý không nên để chim nóng quá,(quá lửa) thường có dấu hiệu dựt lông, máy cánh và bay nhảy rất nhiều, và ít líu. Hoa quả là thứ không thể thiếu khi nuôi khuyên. Không chỉ mùa căng mà mùa nào bạn cũng cần phải cho ăn. Vì tác dụng của hoa quả là làm cho lông đẹp và rất có lợi cho tiêu hóa của khuyên. Chuối, táo, mã thầy, dưa hấu..vv…
Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng ....
Theo cách dùng hoa quả tốt nhất là nên cho ăn cách ngày và ăn 1 lượng cố định (đừng cho nhiều quá hoặc ít quá ) VD : như chuối bạn có thể cho 1 miếng khoảng = 1 đốt ngón tay, nên thay đổi các loại quả khác nhau, nhất là những loại quả tự nhiên hoang dại
Không nên cho chim uống nước hoa quả thay cho nước thường. Chế độ nuôi khuyên có tốt hay không. Tốt nhất nên nhìn vào phân chim. Nếu bạn nuôi tốt, phân chim thường khô và có hình dạng viên, thành viên và nhỏ chứ không bị nát.

 +Về chế độ đi dượt : 
 Trong thời gian vài tuần đầu không nên cho chim đi dượt quá nhiều. 2-3 lần 1 tuần là vừa đủ…Khi đi dượt, nên để ngoài xa trước cho chim quen không khí. Thời gian sau nên cho lại gần hơn.
Các nghệ nhân thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn, trước khi vào những trận chiến thật sự. Điều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không dám líu và có khi là "tịt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái. Nuôi chim khuyên người ta quý nhất ở tiếng "líu". Líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục. Khi con chim khi đã thuần thục, và đủ lửa, đây là thời gian người nuôi chim ưng ý với con chim của mình nhất. Khi con chim cất lên tiếng líu, nó đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình ngân lên ngàn khúc ca của núi rừng: có gió, có nắng,có tiếng suối róc rách, thì thầm... Trong cái  khoảnh  khắc đó, con chim như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa. Mà xứng là một nhạc sỹ tài hoa đang nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Cách làm cám cho chim vành khuyên ( chim khoen )

Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng khi bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:
- Cào cào non. Châu chấu cơm
- Bột đậu xanh trộn trứng.
- Thỉnh thoảng cho ăn thêm hoa quả.
Cào cào non là món ăn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng trêm dưới 5 con là đủ,hoặc nếu cho ăn rế thì khoảng 1-2 con trên một ngày.Tuỳ từng thời điểm mà ta cho số lượng khác nhau. Cào cào và rế được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt (có bạn tại các cửa hàng bán lồng chim). Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng.


Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

    C 1.  Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2 giờ, vớt ra đãi vỏ sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Đậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gà (hoặc vịt ) và một thìa “café” đường trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, có thể bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, đảo đều tay, cho đến lúc bột tơi, và ráo nước.
Dùng dụng cụ xay thành dạng viên nhỏ, bằng đầu tăm có thể to hơn 1 chút .Cho vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

   C2. Trộn theo tỷ lệ 1/6 ( tức là 1lạng đỗ xanh thì cho 6 lòng đỏ trứng gà luộc).trứng gà luộc lên chỉ lấy lòng đỏ.Đỗ xanh bỏ vỏ, đồ lên như  xôi xéo bóp nhuyễn với lòng đỏ trứng gà và 1 chén mật ong. Nếu vào đợt thay lông cần tẩm bổ thêm thì mua thêm 2 lạng nhộng về sao khô cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn trộn cùng cám.Trộn cùng và bóp tơi cám. Dây bột và ép cho thành những viên nhỏ cho vào chảo bắc lên bếp nhỏ lửa đảo đều tay sao cho vàng ươm chín tới, có mùi thơm là được. Hoặc làm theo cách là cho vào nồi cơm điện.
Cho ra tờ báo để cho nguội bớt và đổ cám vào hộp kín bảo quản
Mà có 1 cách khác ko sợ sao cám bị cháy là đảo trên 1 cái chảo gang trong có sỉ than đã giã nhỏ rồi cho cám lên sao trên tờ giấy bản. Có 2 ưu điểm là:
- là cám khó bị cháy.
- giấy bản còn có nhiệm vụ hút nhưng chất dầu.
 
 C3. Đậu xanh 1 lạng đồ chín. Trứng gà sống lấy lòng đỏ, tỷ lệ từ 2 đến 15 lòng.
Cho lòng đỏ vào trộn đều với đỗ xanh cộng 1-2 thìa “café” đường và sấy khô. Cách sấy khô tiện nhất là để một nồi nhỏ đựng nước phía dưới đun cho hơi nước bốc lên và phía trên để nồi to hơn hoặc mâm đựng cám. Như thế rất khó bị cháy. Khi nào khô thì cho vào máy sinh tố xay nhỏ. Đem đảo lại và cho thêm khoảng một thìa “café” mật ong (tỷ lệ này mỗi người không giống nhau, miễn là ổn định). Đảo cho mật ong trộn đều với cám và khô là xong. 

*Chú ý đứng cho mật ong sớm (khi cám đang nóng) vì dễ cháy và mất chất.
Nếu khi khuyên thay lông thì không nên cho ăn sâu khô, còn muốn kích cho căng thì cho thêm sâu khô nhưng khi chim phải ráo lông mới tốt. 

Một điều hết sức lưu ý: Đó là việc cám cho khuyên chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại cám,dành cho chim khuyên. Một trong những loại mà nghệ nhân hay dùng thì có thể nói tới cám Thuý Tuấn, Tuấn cóng, Hiển Bảo Khánh ...


Cách chọn chim vành khuyên (chim khoen)

Để lựa một con chim vành khuyên tốt, ta nên quan tâm hai yếu tố chính, đó là xem tuổi và xem tướng :

1. PHÂN BIỆT TUỔI CỦA CHIM KHUYÊN :

Tuổi của chim ngoài trời thì có thể đựa vào màu hình dáng bên ngoài (lông, mỏ, chân và mặt). Con khuyên họng đen hay ko đen là do lúc con khuyên căng thường thì họng nó đen, chứ không nên đánh giá họng đen tức là nó già.

Chân con khuyên ngoài tự nhiên nếu màu đen thẫm và mướt bóng thì con chim đó không được già lắm, chân chim già ngoài tự nhiên thường hơi trắng và mốc meo có vảy mỏng bong ra.

Có những con thực sự già rừng, thì chân chúng lên vảy mỏng nhọn, nhô ra trước và cũng cộp lên như khuyên nuôi trong lồng. Vảy chân chim già ngoài trời mỏng và trong có mầu hơi ngà trắng.

Còn khuyên trong lồng vảy chân dày hơn và có mầu trắng đục. Mắt của khuyên có màu nâu đỏ thì con khuyên đó đã có tuổi đời kha khá ở thiên nhiên.

 

* Khuyên non, khuyên chuyền thì mau thuần mau líu nhưng vì non tuổi rừng nên tinh thần líu đấu kém và giọng không đanh và luyến láy nhiều như khuyên già rừng.Chim già rừng thì nhát,khó thuần nhưng chất giọng và tinh thần đấu đá khá tốt.

1. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CON CHIM KHUYÊN:


BỘ MÌNH THON – ĐẦU RẮN
Thân hình nhỏ dài cao, thường những con nhỏ thì vai của nó hẹp hơn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn, họa mắt có 2 loại họa đơn và họa kép, họa kép. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu trông sẽ dữ tướng hơn.

BỘ NGŨ ĐOẢN
Bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài - tướng chim : mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn…
Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó .

BỘ TO DÀI
Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp, vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Dòng này đa phần là tiếng líu ngắn, líu không đảo giọng - tuy nhiên, cũng có thể có những kiệt suất.!

BỘ VAI TO - ĐẦU TRÒN
Những con chim này thường thì nhìn không được đẹp. Nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim xấu, người chơi hay gọi là mình “ củ đậu “ . Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu, dễ chơi. Tất nhiên là cũng có con hay con dở.

*Lông đuôi của con chim đủ 12 cái là chuẩn. Có những con 11 cái thì vẫn được, có những con chỉ có 9 cái, sau này chim căng đuôi tóp lại sẽ mất cân đối.

Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ máu. Đầu con chim nhìn ngang (chú ý vào đỉnh đầu và mỏ) trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ chim phải mỏng, những con đó thường siêng miệng mau líu và líu nhiều.Nhưng nếu một con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất “õng ẹo” mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con xấu, Để tìm được một con chim đẹp mà tiếng lại hay nữa thì quả thực là rất khó và mất nhiều thời gian. Có khi còn cần tới cả cái duyên của người chơi chim nữa .