Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm
sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng,
hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ
vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh
và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ
từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó,
nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời
gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn
cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh
thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay
lông kéo dài.
Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên
tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để
tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình
thường, không sao cả.
Dinh dưỡng khi thay lông:
+ Bổ sung cho chim một số mồi tươi cần thiết khi thay lông như : trứng kiến, cào cào, dế ... lưu ý tránh cho ăn sâu qui,vì sâu qui rất nóng, làm cho lông chim bị xoắn và xỉn màu rất xấu .
+ Ngoài ra cần cho chim ăn thêm trái cây, giúp chim có đủ vitamin để có bộ lông óng mượt: như chuối, cà chua, mướp khía,táo , cam ...
+ Cám cho chim thì dùng loại cám "mát" nhất có thể , một số thương hiệu cám tốt trên thị trường như tuấn cóng bạc, thúy tuấn số 0, hiển bảo khánh số 0 đều rất tốt cho khuyên thay lông.
Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông,
chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là
việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã
thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.
Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng
lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì
trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn
con dày lông.
Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng
cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ,
trước hết là để chim sung ơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim
khác mà líu hay hơn.
Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa
mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có
khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là
loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh
địa của mình, và để rủ rê chim mái.
Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà
không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho
uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm
bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con
chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng
Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm
hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần
như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa,
mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn
điệu của mình.
xem ngay tiếng chim vành khuyên nhé
Trả lờiXóa