Khi 1 chú chim đến ngưỡng của nó, thì nó chẳng sợ con nào cả. Cái khó là làm thế nào để chú chim căng kịch mà không dùng cám tàu (loại cám kích - chim mau líu nhưng cũng mau xuống). Đồng thời điều chỉnh chế độ nuôi của từng giai đoạn trong năm, để duy trì được chú chim 1 cách lâu dài.
Người ta nuôi chim khuyên trong những
chiếc lồng xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên sống thì không có gì đáng quan tâm. Nhưng chơi để cho đáng ra chơi, thì là một vấn đề lớn. (Ở đây tôi sẽ chỉ bàn tới thú chơi thuần tuý). Bởi chơi chim không chỉ của riêng ai, không dành riêng cho một tầng lớp, một địa vị nào cả. Chỉ cần bạn có đam mê, có nhiệt huyết. Như vậy thôi là đủ bạn ạ! Đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng !
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên sống thì không có gì đáng quan tâm. Nhưng chơi để cho đáng ra chơi, thì là một vấn đề lớn. (Ở đây tôi sẽ chỉ bàn tới thú chơi thuần tuý). Bởi chơi chim không chỉ của riêng ai, không dành riêng cho một tầng lớp, một địa vị nào cả. Chỉ cần bạn có đam mê, có nhiệt huyết. Như vậy thôi là đủ bạn ạ! Đó mới là điều đáng quý, đáng trân trọng !
Quay trở lại về vấn đề đang bàn…
Trước hết là chế độ nuôi chim xuống
lông và mọc lông:
Chim thường thay lông từ vùng mặt,
vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là
phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước
thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim
vẫn bay đi kiếm ăn được. Thời kì này, chim yếu và thường ăn ít hơn, vì thế cái
chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và khoẻ, cùng với các biện pháp đề phòng
gió máy.
+ Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn) và đạm tươi (châu chấu, cào cào và sâu).
+ Để đề phòng gió thì nên để những nơi có độ ẩm cao một chút. Yên tĩnh và trùm khăn lồng lại, hạn chế việc tiếp xúc với chim.Lúc này nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể, vì vậy chúng ta cần bổ xung mạnh mẽ, cám có thể tăng thêm trứng (đối với cám đậu xanh) và những thực phẩm có tính mát. Hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn. Vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tắm nước trong 1 tuần lên. Cũng như các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm (phải sang lồng tắm) Khi đó, làm vệ sinh lồng cho sạch sẽ. Tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Khi chim bắt đầu lên lông trở lại, cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa . Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta không nên cho chim ở cạnh những chú khác căng quá, vì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nó.
Chế độ nuôi chim khi bắt đầu vào lửa
:
Trong suốt thời gian chim thay lông,
chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông, đây
là quãng thời gian chim bắt đầu vào lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất
vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm
thế nào để kích chim có lửa. Chính vì thế chúng ta nên tăng cường một số thành phần
có tính nóng trong cám như : bột tép , đường , bột sâu khô…(riêng với bột sâu
khô : cho ít ,vì bột sâu khô tính nóng). Khi những chú chim sổ ra những tràng
ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa .
Chế độ nuôi chim khi căng lửa
:
Đây mới là thời gian nuôi khó nhất .Chúng
ta sẽ có 2 mục cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt. Rất
khó để nói chính xác bởi mỗi con chim có cái ngưỡng và thể trạng riêng của nó,
không con nào như con nào. Dưới đây chỉ là những gì mang tinh chất tham khảo. Điều
này cũng là cái khó, nhưng đồng thời chính lại là cái cuốn
hút đối với người chơi chim.
+ Về dinh dưỡng :
Chim
căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn cho việc hót, nếu để ý các
bạn có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn, vì thế các thành phần
của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con. Một điều cần chú ý không nên
để chim nóng quá,(quá lửa) thường có dấu hiệu dựt lông, máy cánh và bay nhảy
rất nhiều, và ít líu. Hoa quả là thứ không thể thiếu khi nuôi khuyên. Không chỉ
mùa căng mà mùa nào bạn cũng cần phải cho ăn. Vì tác dụng của hoa quả là làm
cho lông đẹp và rất có lợi cho tiêu hóa của khuyên. Chuối, táo, mã thầy, dưa
hấu..vv…
Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng ....
Theo cách dùng hoa quả tốt nhất là nên cho ăn cách ngày và ăn 1 lượng cố định (đừng cho nhiều quá hoặc ít quá ) VD : như chuối bạn có thể cho 1 miếng khoảng = 1 đốt ngón tay, nên thay đổi các loại quả khác nhau, nhất là những loại quả tự nhiên hoang dại
Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng ....
Theo cách dùng hoa quả tốt nhất là nên cho ăn cách ngày và ăn 1 lượng cố định (đừng cho nhiều quá hoặc ít quá ) VD : như chuối bạn có thể cho 1 miếng khoảng = 1 đốt ngón tay, nên thay đổi các loại quả khác nhau, nhất là những loại quả tự nhiên hoang dại
Không nên cho chim uống nước hoa quả
thay cho nước thường. Chế độ nuôi khuyên có tốt hay không. Tốt nhất nên nhìn
vào phân chim. Nếu bạn nuôi tốt, phân chim thường khô và có hình dạng viên, thành
viên và nhỏ chứ không bị nát.
+Về
chế độ đi dượt :
Trong thời gian vài tuần đầu không nên cho chim đi dượt
quá nhiều. 2-3 lần 1 tuần là vừa đủ…Khi đi dượt, nên để ngoài xa trước cho chim
quen không khí. Thời gian sau nên cho lại gần hơn.
Các nghệ nhân thường treo chim mình
gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn,
bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn, trước khi vào
những trận chiến thật sự. Điều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau,
nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không dám
líu và có khi là "tịt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của
chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lãnh
địa của mình, và để rủ rê chim mái. Nuôi chim khuyên người ta quý nhất ở tiếng
"líu". Líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên
tục. Khi con chim khi đã thuần thục, và đủ lửa, đây là thời gian người
nuôi chim ưng ý với con chim của mình nhất. Khi con chim cất lên tiếng líu, nó đứng
yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình ngân lên ngàn khúc ca
của núi rừng: có gió, có nắng,có tiếng suối róc rách, thì thầm... Trong
cái khoảnh khắc đó, con chim như không còn nhỏ bé, tầm
thường nữa. Mà xứng là một nhạc sỹ tài hoa đang nắn nót cung đàn muôn điệu của
mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét